Tiểu sử:
Trần Thủ Độ (1194-1264): Thái sử triều Trần. Sinh ra và lớn lên tại Hải Ấp (nay thuộc huyện Hưng Hà) là một nhà chính trị, quân sự có tài, người sáng lập và bảo vệ triều đại Trần. Năm 1209, nhân triều đình có loạn, Quách Bốc vua Lý Cao Tông phải chạy lên Quy Hóa. Thái tử Sảm chạy về Hải Ấp, Trần Lý (chú Trần Thủ Độ) phò Thái tử Sảm. Năm 1210, khi nước yên ổn, ông cùng Trần Tự Khánh phò Thái tử về Kinh. Những năm đầu khi Thái tử Sảm lên ngôi, ông và Trần Tự Khánh phải bôn ba đánh Đông, đặc biệt là dẹp Bắc. Năm 1224, ông được giao chức Điện tiền chỉ huy sứ nắm giữ cấm binh.
Sau khi vua Lý Huệ Tông mắc chứng bệnh điên, Lý Phật Kim, mới 8 tuổi, lên ngôi vua, lấy hiệu là Chiêu Hoàng. Trong thời gian này, quyền lực vương quyền đã được chuyển giao cho triều đại Trần. Năm 1234, ông được phong Thống quốc Thái sử. Vào năm 1258, quân Mông Cổ xâm lược nước ta, ông nói với Trần Thái Tông: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Là Đại thần trong triều, nhưng ông coi trọng và khuyến khích người nói thẳng. Có lần vua Trần Thái Tông muốn cho người anh của Trần Thủ Độ là An Quốc lên làm Tể tướng, ông đã can gián, nói: “Nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc. Anh em đều làm Tể tướng cả thì việc triều đình sẽ ra sao?” Trần Thủ Độ mất vào tháng Giêng năm Giáp Tý (1264). Ông được an táng tại thôn Ngừ, xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; được truy tặng Thượng phụ Thái sử Trung Vũ Đại Vương. Nhiều nơi trong nước đã lập đền thờ ông.
Địa điểm: Nằm trên địa bàn phường Tiền Phong và xã Phú Xuân
Lộ trình:
- Điểm đầu là đường Trần Quang Khải,
- Điểm cuối là phố Lý Bôn
Chiều dài toàn tuyến: 4,8 km
Quy mô các tuyến đường, phố (theo Quy hoạch):
- Rộng nền đường: từ 20,5 đến 24m
- Rộng mặt đường: từ 10,5 đến 12m