Tiểu sử:
Nguyễn Đình Chính (1924-1949): Anh hùng lực lượng vũ trang (truy tặng ngày 20/12/1994). Còn có tên là Nguyễn Đình Giai, quê làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng. Chỉ huy ban công tác 1, biệt động thành Sài Gòn. Tháng 4/1944, trốn khỏi hàng ngũ hải quân Pháp trong chế độ “lính thợ bản xứ” ở Hải Phòng, vào Sài Gòn làm công nhân Ba Son (1944-1945). Tháng 8/1945 tham gia cách mạng ở Thủ Dầu Một, huấn luyện dân quân địa phuơng, thành lập một xưởng sửa chữa tạo vũ khí nhỏ. Sau 2 lần bị Nhật bắt làm tù binh, đã vượt ngục về Sài Gòn và gia nhập Ban trinh sát quân chính Khu 7. Tháng 3/1946, chỉ huy Ban công tác số 1 (một trong những đơn vị tiền thân của Biệt động thành Sài Gòn). Ngày 26/2/1947, trong một lần đi công tác, bị sa vào ổ phục kích của địch. Tòa án quân sự thường trực ở Sài Gòn hai lần kết án tử hình. Tại hầm tử hình 18A Khám Lớn Sài Gòn, ngày 22/5/1948, Nguyễn Đình Chính đã lấy máu của mình viết thư gửi Hồ Chủ tịch. Bị xử bắn tại khám Chí Hòa ngày 9/2/1949.
Địa điểm: Nằm trên địa bàn phường Kỳ Bá và phường Trần Lãm.
Lý trình:
- Điểm đầu là phố Lý Thái Tổ
- Điểm cuối là phố Nguyễn Văn Năng.
Chiều dài toàn tuyến: 0,95 km
Đường phố giao cắt: Lê Đại Hành, Đinh Tiên Hoàng, Ngô Quyền, Đốc Đen.
Quy mô các tuyến đường, phố (theo Quy hoạch)
- Rộng nền đường: 10,5 đến 28m
- Rộng mặt đường: 5,5 đến 18m
Trụ sở một số cơ quan, đơn vị trên phố Nguyễn Đình Chính